Nghệ nhân Phạm Thị Hoà - người giữ và truyền lửa cho y học cổ truyền Việt Nam

14/10/2022 09:30

"Khi đến một thành phố nào đó, ta thường cố gắng tìm kiếm một tâm hồn, một nét văn hóa, gắn liền với địa danh ấy"

Được có cơ hội gặp gỡ nghệ nhân quốc gia Phạm Thị Hòa - Người sáng lập thương hiệu Sen Tài Thu trong một sáng đầu thu tháng 10, chúng tôi có ấn tượng mạnh mẽ đối với hành trình 30 năm xây dựng thương hiệu trị liệu cổ truyền này. Không chỉ vậy, hành trình này còn được tái hiện trong từng quy trình dịch vụ, từng ý tứ trong bố trí nội thất, đồ đạc sử dụng. Tất cả được thiết kế dựa trên nền tảng cốt lõi trị liệu Sen Tài Thu truyền thống chắt lọc từ tinh hoa Y học cổ truyền. Không gian mang đậm nét văn hóa cổ truyền của Sen Tài Thu với những góc nội thất bình dị, với hương thơm của các loại thảo dược quen thuộc khiến chúng tôi có cảm giác được đến và trải nghiệm trong một chốn an yên, tận hưởng sự thư thái đến từng phút giây. 

Bên cạnh đó, chúng tôi còn cảm nhận được sự thân thiện, chu đáo dành cho khách hàng, lựa chọn sự quan tâm bình dị và yêu thương dành cho đồng nghiệp của mình tại nơi đây.

Nghệ nhân Phạm Thị Hoà - người giữ và truyền lửa cho y học cổ truyền Việt Nam - Ảnh 1

Sen Tài Thu là địa điểm chăm sóc, hỗ trợ phục hồi sức khoẻ phù hợp với thể trạng của mỗi khách hàng, đồng thời kế thừa - phát huy những giá trị tuyệt vời của kỹ thuật trị liệu truyền thống. Ở đây, phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc của thương hiệu Sen Tài Thu nói riêng và của nền Y học cổ truyền Việt Nam nói chung đều được tiếp tục tôn vinh và bảo tồn.

Được thành lập ngày 16/4/1992 với tiền thân là trung tâm chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện Châm cứu Trung Ương, ngay từ những ngày đầu tiên - tập đoàn Sen Tài Thu đã nuôi dưỡng quyết tâm và sứ mệnh trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực trị liệu y học cổ truyền Việt Nam. Hành trình hơn 30 năm qua, “lên thác xuống ghềnh, gừng cay muối mặn”, tập đoàn Sen Tài Thu luôn tâm niệm trao đi những giá trị tốt đẹp nhất, mang đến dịch vụ trị liệu chất lượng nhất, với những sản phẩm ưu việt cho tất cả khách hàng; thông qua đó góp phần tôn vinh, bảo tồn, quảng bá tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam tới cộng đồng và thế giới.

Cho đến nay, sau 30 năm phát triển, Sen Tài Thu đã có 9 cơ sở trên toàn quốc. Không chỉ vậy, tập đoàn Sen Tài Thu còn phát triển thương hiệu dược phẩm 100% tinh túy từ thiên nhiên - S-Herb và hệ thống nhà hàng Thực dưỡng U Hoà nhằm mang tới cho khách hàng trải nghiệm chăm sóc sức khỏe toàn diện từ bên trong. Đây là mô hình chăm sóc sức khỏe, làm đẹp tiên phong trong việc kết hợp giữa y học cổ truyền và công nghệ cao, với những phương pháp trị liệu chuyên sâu - độc đáo, phù hợp với thể trạng từng người chỉ có tại Sen Tài Thu, đem lại sự uy tín cho tập đoàn và đồng thời được đánh giá cao bởi tính hiệu quả và an toàn.

Nghệ nhân Phạm Thị Hoà - người giữ và truyền lửa cho y học cổ truyền Việt Nam - Ảnh 2

Dựa trên nền tảng cốt lõi trị liệu truyền thống quyện hòa giữa tinh hoa Y học cổ truyền và Y học phương Tây hiện đại, Sen Tài Thu mang đến một không gian trị liệu khép kín, thân thiện, ấm cúng với dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện. Không chỉ giúp phục hồi sức khoẻ thể chất và tinh thần mà Sen Tài Thu còn trao cho bạn bí quyết để bắt đầu một lối sống lành mạnh dài lâu cùng với những yếu tố chủ đạo được hòa quyện thành một giai điệu chăm sóc sức khỏe nhịp nhàng phù hợp với từng nhu cầu, mong muốn.

Hoạt động trong bốn lĩnh vực: Trị liệu, dược phẩm, nhà hàng và đào tạo cùng với phương châm “Mang đến cho quý khách những khoảng thời gian chăm sóc, duy tu, dưỡng phục và đàn hồi sinh lực”, Tập Đoàn Sen Tài Thu hứa hẹn là điểm đến lý tưởng giữa chốn đô thị đông đúc – nơi những giá trị thượng hạng của sức khỏe và sắc đẹp được tôn vinh.

CÂU CHUYỆN BÉN DUYÊN VỚI NGHỀ

Chủ Tịch HĐQT Phạm Thị Hòa - Nghệ nhân quốc gia - Người sáng lập Sen Tài Thu chia sẻ: “Cha tôi là người kín đáo, trầm lặng nhưng quyết đoán, ông đã định hướng Nghề cho tôi như 1 lời gia huấn đơn giản, nhẹ nhàng và đầy dũng khí: cứ làm đi, danh vọng và tiền tài không tạo nên nhân cách”. Sang trọng không phải do nghề nghiệp mà ở lòng bao dung, vị tha và nhân ái. Văn hoá của con người sẽ điểm tô cho nghề nghiệp thì sẽ không sợ Nghề thấp kém.

Từ lời dạy đó mà tôi đã bén duyên với Nghề.

Mẹ tôi - một người đảm đang hiền thục, bà lặng lẽ, luôn xem việc chăm sóc chồng con như một sự nghiệp tối cao, như một tôn giáo. Bà cư xử với xóm làng trong sáng, đầy đặn, mẫu mực. Cả một đời nghèo khó nhưng bà luôn thắp sáng tâm hồn tôi trong suốt hành trình tìm Sự Nghiệp.

Nhà tôi có 4 anh em, vợ chồng chị thứ ba là những người đầu tiên tiếp xúc với Nghề khi ấy gọi là tẩm quất bình dân theo phong cách Sài Gòn, làm đơn giản và mộc mạc để kiếm sống hàng ngày.

Nghệ nhân Phạm Thị Hoà - người giữ và truyền lửa cho y học cổ truyền Việt Nam - Ảnh 3

Năm 1986, chính quyền Sài gòn yêu cầu ra cấm toàn bộ cơ sở có nghề tẩm quất vì lý do hỗn tạp của xã hội. Những gia đình làm ăn chân chính như gia đình chị tôi đã  chịu ảnh hưởng. Anh chị đã mang Nghề ra Bắc và mở cơ sở đầu tiên tại tầng 1 toà nhà 11 tầng tại khách sạn Hà Nội với tất cả tâm sức và mồ hôi nước mắt của mình ròng rã gần 2 năm.

Nghề của chúng tôi đã phải đối mặt với biết bao nghịch cảnh và hiểm nguy của xã hội, hứng chịu những ánh mắt ghẻ nhạt, ruồng rẫy của người đời. Sau 2 năm chắt chiu, gom góp, cơ sở đã bắt đầu hình thành khá quy mô. Thế nhưng cuộc đời không phải là mặt hồ thu êm ả, sóng gió và dâu bể vẫn không ngừng vùi lấp những le lói tia sáng đầu tiên của chúng tôi bị dập tắt do tác động ngoại cảnh của con người buộc chúng tôi phải di dời cơ sở ra đi. Khi ấy, vợ chồng tôi và các anh chị đã phải vực dậy tinh thần, gạt bỏ, bình thản, quyết tâm tìm cách giữ nghề bằng cả lòng đam mê cháy bỏng đem tâm đức để thu phục nhân gian….

Nghệ nhân Phạm Thị Hoà - người giữ và truyền lửa cho y học cổ truyền Việt Nam - Ảnh 4

Một cuộc cách mạng được lên kế hoạch ròng rã những ngày tháng tôi đạp xe lang thang khắp các nẻo đường phố chợ. Một ngày cuối đông, bóng chiều nhập nhoạng, gió lạnh và mưa phùn như cắt da, cắt thịt, trên con đường Thái Thịnh vắt ngang thành phố, bánh xe đạp lăn chậm, tôi ngó nghiêng 2 bên thì nhìn thấy tấm biển trên cổng  Viện châm cứu trung ương - 49 Thái Thịnh. Như thể định thần, tôi dừng chân rồi cứ mải miết ngắm nhìn bên cổng cho tới khi trời tối đen thì tôi mới sực tỉnh quay về. Bất giác trong tôi loé lên ý nghĩ, đây chính là vị trí đắc địa, hẳn sẽ là nơi dựng xây và phát triển cơ đồ. Như thể đã có một đấng tối cao vô hình đã mách bảo. Tôi liên tục hỏi thăm và tìm gặp người lãnh đạo cao nhất của bệnh viện là Giáo sư - Tiến sĩ - Giám đốc Nguyễn Tài Thu - một nhân cách lớn trong làng y học Việt Nam - người có tiếng tăm về tài đức trong y học quốc tế. Khi người dân còn trăm bề thiếu thốn, ý tưởng này là quá liều lĩnh với một người tâm huyết như ông và đi ngược lại với tôn chỉ của bệnh viện bởi vì ông chưa thấu hiểu hết tấm lòng của chúng tôi với sức khoẻ cộng đồng. Nghe tôi trình bày đề án chăm sóc sức khoẻ, giáo sư nghiêm mặt nhìn tôi từ đầu đến chân không nói nửa lời. Ông trầm ngâm buông thõng 1 câu: Viện chúng tôi không cần tiền, rồi ông quay mặt bước đi. Tôi ra về với tâm trạng không buồn tủi mà trong lòng vẫn dâng lên một niềm hy vọng vì nhớ về những ngày xưa mẹ kể về 2 chữ kiên nhẫn của anh em Lưu, Vân, Trương 3 lần vượt thác ghềnh, đường xa và thỉnh rước tiên sinh Gia Cát Lượng về làm quân sư cho Nhà Hán trong tích sự “Tam Quốc Diễn Nghĩa” của Trung Hoa. Liên tục những ngày sau, tôi tìm đến giáo sư lần thứ tư, sau khi hiểu được ý nghĩa của công việc mà tôi định làm, ông gật đầu nói: “Trong 3 tháng, nếu cơ sở hoạt động không đúng tính chất của viện thì tôi sẽ phế bỏ hợp tác, những tài sản của cơ sở sẽ thuộc về bệnh viện”…

Nghệ nhân Phạm Thị Hoà - người giữ và truyền lửa cho y học cổ truyền Việt Nam - Ảnh 5

Một bản hợp đồng kín mít chữ và dày đặc những điều khoản cam kết vô cùng chặt chẽ được đưa ra, anh chị em chúng tôi đặt bút ký trong niềm hân hoan và mừng rỡ, khẩn trương bắt tay để xúc tiến hành trình của mình. Từ đấy trên con đường đầy cỏ dại, hoang sơ xưa đã mọc lên một cơ sở chăm sóc sức khoẻ cộng đồng mang tên Sen - loài hoa mang dung nhan và hồn cốt của dân tộc, son sắc, thuỷ chung, thanh tao và đằm thắm. Trong tâm khảm của Sen có nhuỵ vàng, bông trắng, lá xanh, gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Ngày thành lập 16/4/1992, chúng tôi hoạt động chỉ có 24 con người với cơ sở hạ tầng không quá tiện nghi nhưng đoàn kết cùng bộ óc tinh hoa được khai sáng bởi sự hỗ trợ về kỹ thuật của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Tài Thu, Bác sĩ Nghiêm Hữu Thành, Bác sĩ Nguyễn Bá Quang. Họ đã góp sức lớn lao cho việc mở rộng quy mô, giúp những bước đi, những sản phẩm của Sen Tài Thu được phát triển với tình yêu nghề trong sáng và lòng đam mê rừng rực cháy trong mỗi huyết quản của con người.

Tiếng lành đồn xa, các dịch vụ của chúng tôi đã được ghi nhận trong lòng khách hàng bốn phương, xoá đi bao thành kiến xã hội.

Chúng tôi lại tiếp tục xây dựng các dòng dịch vụ, các sản phẩm của thương hiệu Sen Tài Thu như một niềm tự hào của dân tộc, là điểm đến không thể thiếu trong hành trình trải nghiệm Du lịch - Chăm sóc sức khỏe mang đậm dấu ấn Việt Nam.

HÀNH TRÌNH CHẠM TỚI TRÁI TIM KHÁCH HÀNG

Trong suốt hành trình gần 30 năm hình thành và phát triển, Sen Tài Thu luôn chú trọng vào việc đào tạo đội ngũ nhân viên và cả các trị liệu viên, bởi đây chính là tài sản quý giá nhất quyết định sự thành công của doanh nghiệp khi chinh phục trái tim của khách hàng.

Nghệ nhân Phạm Thị Hoà - người giữ và truyền lửa cho y học cổ truyền Việt Nam - Ảnh 6

“Chúng tôi đã chọn cách làm ăn thành thật, kể cả trong lúc khó khăn nhất. Và kết quả hôm nay khiến chúng tôi không bao giờ hối hận với tôn chỉ mà mình đã lựa chọn.”- Nghệ nhân Quốc gia - Bà Phạm Thị Hòa – Chủ tịch hội đồng quản trị Sen Tài Thu Việt Nam chia sẻ. Tại Sen Tài Thu, các trị liệu viên được đào tạo bài bản, chuyên sâu với những giờ học và thực hành nghiêm túc, khắt khe trong vòng 6 tháng trước khi chính thức có giấy chứng nhận nghề đạt chuẩn dưới sự hướng dẫn tận tình và đầy nhiệt huyết của bà Phạm Thị Hòa. Bên cạnh những kiến thức và năng lực chuyên môn thì đối với Sen Tài Thu, một trị liệu viên cần có sự cẩn trọng để đảm bảo quy trình trị liệu được chính xác và tối ưu nhất. Họ cũng cần biết lắng nghe, luôn giữ một thái độ nhã nhặn, thân thiện với khách hàng, đồng nghiệp.

Không chỉ vậy, Sen Tài Thu đã không ngừng nghỉ trong việc xây dựng một môi trường kỷ luật, đoàn kết, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên phát triển năng lực, rèn luyện tính kiên trì, bền bỉ, đức tính trung thực thật thà, cùng lòng yêu nghề và hết mình vì khách hàng thân yêu.

Để hoàn thành sứ mệnh “Lan tỏa sức khỏe tới cộng đồng”, Sen Tài Thu không ngừng nỗ lực, cải thiện chất lượng dịch vụ nhằm mang đến khách hàng những trải nghiệm không chỉ tuyệt vời mà còn đảm bảo an toàn và chất lượng nhất.

Bạn đang đọc bài viết "Nghệ nhân Phạm Thị Hoà - người giữ và truyền lửa cho y học cổ truyền Việt Nam" tại chuyên mục DOANH NHÂN. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về địa chỉ email: dautuforum@gmail.com - phutrachnoidung@gmail.com hoặc liên hệ hotline: 0903 78 12 09.