Doanh nhân bất động sản... đi bán rau

01/01/2022 08:11

Những ngày TPHCM giãn cách xã hội, nhiều người bắt gặp hình ảnh ông chủ doanh nghiệp bất động sản nổi tiếng lái xe xuống tận Củ Chi mua rau về bán giá rẻ cho bà con. 

Người ta biết đến ông trong vai trò chủ doanh nghiệp

Ông Lê Hữu Nghĩa

Người ta vẫn nhìn các doanh nhân, đặc biệt là doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản, những người sở hữu nhiều dự án, hàng ngàn căn hộ... với hình ảnh lên xe, xuống ngựa, người săn kẻ đón, giày tây áo vest... Đằng này ông lại đi mua rau hỗ trợ. Ông không ngại người ta nghĩ doanh nghiệp (DN) khó khăn đến mức chuyển sang buôn rau?

Nền kinh tế chúng ta đang bị ảnh hưởng quá lớn, muốn vực dậy, phải có những bước cải cách đơn giản nhất. Dự án mất 2 - 3 năm thẩm định, với quy định mới này liệu có “phá rào” được không? Theo tôi, chỉ có thể dùng đầu tư tư nhân để vực dậy nền kinh tế chứ phụ thuộc đầu tư công mãi thì rất khó, bởi tư nhân vẫn còn tiền.

Đó là một trong việc bất khả kháng mà tôi có cơ hội trải nghiệm trong cuộc đời làm doanh nhân của mình. Cũng không có gì to tát cả. Quận Bình Tân có nhiều khu nhà trọ tập trung lao động tự do, nghèo khó, vất vả kiếm miếng ăn hằng ngày. Thế nhưng những ngày giữa tháng 7 khi TP.HCM giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, bó rau vào siêu thị tăng giá gấp nhiều lần, trong khi ở ngay Củ Chi rau củ đầy ruộng, giá rẻ. Thế là chúng tôi quyết định đánh xe về thẳng các nhà vườn ở Củ Chi mua mấy tấn rau, kèm 3.200 phần quà biếu gồm thực phẩm khô, gia vị, thịt và rau tặng người dân sống trong khu nhà trọ, người nghèo trong quận.

Việc này đầu tiên là bất khả kháng nhưng sau đó mang lại cho tôi rất nhiều giá trị. Đợt dịch này mới thấy sự hỗ trợ, đùm bọc giữa người với người rất quan trọng. Không có lòng trắc ẩn, khó thực hiện các dự án từ thiện từ tiền túi mình mà không hề toan tính. Quận Bình Tân có khoảng 250.000 công nhân đang ở trọ, số lượng dân nhập cư quá lớn, lại là “vùng đỏ” khi bùng phát dịch. Là doanh nhân, chúng tôi không thể làm ngơ, không thể ngồi yên, sợ gì chuyện “người ta nghĩ” như cô nói.

Cụ thể thì ông và Hội DN Bình Tân đã mua rau củ về bán giá vốn cho người dân thế nào?

Hơn 300 tấn rau củ quả từ các tỉnh về bán cho người dân giá vốn. Chi phí xăng xe của hội, chi phí nhân công lo cân, làm thành combo bán tôi huy động hết lực lượng nhân viên của mình. Trong đại dịch, combo 6 - 7 kg rau các loại với giá 50.000 đồng chắc chỉ có Hội DN quận Bình Tân làm (cười). Tuy nhiên, việc giải cứu nông sản chỉ kéo dài 20 ngày, khi lưu thông thông thoáng, hàng hóa về thành phố dễ hơn, chúng tôi ngưng giải cứu rau để đi làm việc khác. Thực tế, trong đại dịch, DN tôi tham gia đến 4 chiến dịch liên quan phòng chống dịch, không chỉ vụ giải cứu nông sản này.

Doanh nhân bất động sản... đi bán rau - ảnh 2

Chuyển rau về hỗ trợ bà con

Độc Lập

Dịch Covid-19 đã kéo dài 2 năm, riêng lần bùng phát thứ 4 này thì trầm trọng và tác động rất lớn đến sức khỏe của DN, nhưng ông vẫn tham gia tới 4 chiến dịch cộng đồng... Điều gì khiến ông phải làm như vậy?

Như tôi vừa nói trên, mọi cái xuất phát từ lòng trắc ẩn, tình yêu thương và trách nhiệm... cứ cuốn mình đi. Chiến dịch thứ nhất là giải cứu nông sản mà chúng ta vừa nói. Thứ hai là lo hậu cần để đóng gói, bốc xếp 80.000 phần quà do hội viên Hiệp hội DN TP.HCM (HUBA) tặng người dân nghèo thông qua Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM. Nghe đơn giản nhưng tính 80.000 phần quà đó luôn có 10 kg gạo, chai nước mắm, đường… Xe chở hàng về, nhân viên của Lê Thành phải bốc vác xếp vào kho, rồi đóng gói, đưa lên xe tải chở về các quận huyện, lại bốc vác hàng chục ngàn phần quà xuống… Trong thời gian này, 70 công nhân viên của công ty bị F0. Cũng chính từ thực tế đó, tôi nghĩ các bạn công nhân trong những xóm trọ chắc chắn khó khăn nhiều. Thế là chiến dịch thứ ba hỗ trợ cấp phát thuốc cho bệnh nhân điều trị Covid-19 tại nhà ra đời. Trong 10.000 toa thuốc của HUBA hỗ trợ, quận Bình Tân được phân về 500 toa, chúng tôi mua tiếp thêm 7.500 toa nữa. Cứ mỗi toa có khoảng 7 loại thuốc và vitamin các loại. Thời gian này, điện thoại của tôi được người bị bệnh truyền nhau, bệnh nhân gọi xin thuốc cháy cả máy, mỗi ngày vài trăm cuộc là bình thường. Thậm chí có người gọi tôi là “bác sĩ Nghĩa” vì luôn chịu khó trao đổi, khuyên họ bình tĩnh, trao thuốc và thực phẩm… Thực sự càng làm, càng thương, càng muốn giúp nhiều hơn. Hiện tại công ty trữ sẵn khoảng 2.000 túi thuốc để hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 bất kỳ lúc nào họ cần.

Cuối cùng là lập đội 20 người chuyên hỗ trợ tại các điểm tiêm ngừa của quận Bình Tân gồm 6 bác sĩ, 10 tình nguyện viên và 4 người chuyên nhập số liệu.

TP.HCM đã lên kế hoạch mở lại nền kinh tế, tiến đến trạng thái “bình thường mới” sau khi tiêm phủ vắc xin cho người dân. Ông nhận xét gì về kế hoạch này và có thêm đề xuất?

Ngay trong trận dịch này, nhà nước cần sớm nhìn thấy, câu chuyện nhà ở xã hội không còn là an cư nữa mà là giúp phòng chống dịch hiệu quả. Lực lượng lao động ở nhà thuê tại TP.HCM về quê quá đông. Vậy sau đợt dịch này, muốn kêu gọi số này quay lại để cùng thành phố sản xuất và phát triển, phải có chính sách giúp họ an cư. Những khu nhà trọ cho người lao động thuê tạm bợ, chật chội nên tỷ lệ lây nhiễm dịch rất lớn. Như vậy, các dự án nhà ở xã hội cho thuê mà rất ít DN tham gia làm, trong đó có Lê Thành, nên được khuyến khích và cần sớm có cơ chế cho DN thực hiện gấp. Tôi nói điều này không phải có cá nhân DN tôi, mà là vấn đề xã hội. Chính việc xây những dự án tại thời điểm này cũng tạo hàng ngàn việc làm cho lao động, kéo theo tiêu thụ hàng vật liệu xây dựng, nhiều ngành hàng, dịch vụ khác đi kèm. Đến nay, dự án nhà ở xã hội Lê Thành - Tân Tiến (huyện Bình Chánh) xin cấp phép 2 năm chưa duyệt xong, dự án Lê Thành - Tân Tạo 2 (quận Bình Tân) cũng nộp hồ sơ 8 tháng rồi chưa thấy hồi âm.

Thực tế hiện nay có khá nhiều cơ chế, chính sách, những đề xuất, kiến nghị để hồi phục kinh tế... Ông đánh giá như vậy đã đủ chưa?

Chưa. Cần có luật, tạm gọi là luật hỗ trợ hậu Covid-19, trong ngắn hạn. Luật này làm sao để mở cửa thoáng nhất cho đầu tư thuộc mọi ngành nghề. Thời hạn luật này có thể kéo dài 2 - 3 năm, bắt đầu từ năm 2022. Các dự án đầu tư treo được quy định theo luật nào không biết, nhưng nếu không khớp với luật thời Covid-19 thì ưu tiên áp dụng luật “ngắn hạn” này.

Bạn đang đọc bài viết "Doanh nhân bất động sản... đi bán rau" tại chuyên mục DOANH NHÂN. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về địa chỉ email: dautuforum@gmail.com - phutrachnoidung@gmail.com hoặc liên hệ hotline: 0903 78 12 09.