Dệt may nỗ lực đổi mới, nâng cấp công nghệ để vượt khó

08/12/2023 16:08

Liên tiếp các chuỗi triển lãm về công nghiệp dệt may vừa được tổ chức đã giúp các doanh nghiệp tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới, kết nối giao thương để năng tầm doanh nghiệp...

Chuỗi triển lãm quốc ngành công nghiệp ngành dệt may và da giày đã vừa đồng loạt diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn (SECC), từ ngày 25 – 28/10/2023 trong bối cảnh ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã và đang tiếp tục nâng tầm vị thế của mình trên trường quốc tế.

Loạt 4 triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may bao gồm: Triển lãm quốc tế lần thứ 21 về máy móc thiết bị công nghiệp ngành dệt may – VTG 2023, Triển lãm quốc tế lần thứ 21 về nguyên phụ liệu ngành dệt và may - VITATEX 2023, Triển lãm quốc tế về ngành nhuộm và hóa chất - DYECHEM 2023 và Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp da giày và nguyên phụ liệu - VFM 2023.

Trong bối cảnh thay đổi không ngừng của chuỗi cung ứng và tình hình kinh tế thế giới đầy biến động, tư duy “Dệt 4.0 - Ngành dệt may trong cách mạng công nghiệp 4.0” hiện đang là mối quan tâm lớn nhất trong ngành dệt may Việt Nam.

Chuỗi triển lãm quy tụ 830 gian hàng của trên 500 nhà triển lãm đến từ 12 quốc gia, vùng lãnh thổ gồm: Ấn Độ, Bangladesh, Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Ý và Việt Nam; trong đó có 3 khu gian hàng quốc gia là Ấn Độ, Đài Loan và Hàn Quốc. Chuỗi triển lãm tập trung vào chủ đề số hóa nhà máy, với mục tiêu thúc đẩy ngành dệt may Việt Nam hiện đại hóa số hóa trong năm nay.

Nói về những khó khăn và thách thức mà ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đang phải đối diện trong bối cảnh số hóa là tiêu chuẩn thước đo, bà Judy Wang – Tổng giám đốc Yorkers & Marketing, nhà tổ chức đối tác nước ngoài, nhận định: “Bất chấp nhiều thách thức mà ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt trong nửa đầu năm nay, đây là thời điểm quyết định để các doanh nghiệp chủ động đánh giá chất lượng nhà máy. Họ sẽ tiến hành kiểm tra toàn diện các dây chuyền sản xuất cũng như cơ chế quản lý, và tận dụng việc triển khai công cụ số hóa để nâng cao hiệu suất tổng thể và giảm chi phí. Cuối cùng, biến khủng hoảng này thành cơ hội cho chính mình.

Dệt may là một trong những ngành kinh tế quan trọng thuộc “top” các ngành xuất khẩu hàng đầu cả nước với kim ngạch xuất khẩu 44 tỷ USD năm 2022. Đây cũng là ngành sử dụng nhiều lao động với khoảng 7.000 doanh nghiệp, tạo ra gần 3 triệu việc làm.

Tình trạng thiếu đơn hàng có thể khiến kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may cả năm 2023 không đạt kế hoạch đề ra, với dự kiến chỉ đạt tối đa cả năm 2023 40 tỷ USD. Tình trạng thiếu đơn hàng có thể khiến kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may cả năm 2023 không đạt kế hoạch đề ra, với dự kiến chỉ đạt tối đa cả năm 2023 40 tỷ USD.

Theo Hiệp hội Dệt May Việt Nam, tình trạng thiếu đơn hàng có thể khiến kim ngạch xuất khẩu dệt may cả năm 2023 không đạt kế hoạch đề ra. Tính đến hết tháng 8/2023, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 26,2 tỷ USD, giảm hơn 16% so cùng kỳ năm ngoái. Và dự kiến cả năm 2023 kim ngạch ngành dệt may chỉ đạt khoảng 39,5 - 40 tỷ USD, thấp hơn kỳ vọng.

Trong bối cảnh năng lực sản xuất trong nước của Việt Nam chỉ đáp ứng 25% nhu cầu vải, ngành dệt may đang phụ thuộc nặng nề vào sự mở rộng ngày càng tăng của việc nhập khẩu vải. Kết quả là đã thu hút sự chú ý của các nhà sản xuất quốc tế từ các nước như Ấn Độ, Hàn Quốc và Trung Quốc tham gia trưng bày các sản phẩm tại chuỗi sự kiện với sự tham gia của các doanh nghiệp Jain Cord, Sheico, Moririn, Wuyang, Jiangyin DKL và Harnest,… Điều này đã thúc đẩy việc chia sẻ kiến thức quốc tế với các nhà sản xuất Việt Nam, cung cấp cho các nhà sản xuất cuối và chủ sở hữu thương hiệu nhiều lựa chọn chất lượng cao.

Hơn nữa, các vấn đề về môi trường xung quanh quá trình nhuộm đã luôn được đặc biệt chú ý trong ngành sản xuất dệt may. Trong năm 2023, nhiều nhà triển lãm quốc tế có mặt để trình bày các sản phẩm nhuộm hóa chất thân thiện với môi trường, đồng lòng tạo sức mạnh cho việc cải thiện và chuyển đổi ngành dệt may Việt Nam.

Đó là danh sách hơn 20 công ty uy tín, như Insilico, Yorkshire, Vast, Super Dry, Huecehm Global và Resil Chemicals… Họ mang đến quy trình sản xuất toàn diện trong ngành dệt may của Việt Nam thông qua các chiến lược nhuộm thân thiện với môi trường, tuân thủ các tiêu chuẩn ESG của Châu Âu.

Không chỉ triển lãm, chuỗi sự kiện lần này còn quy tụ loạt hội thảo, hội nghị chuyên đề nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong ngành côn nghiệp dệt may, với 4 sự kiện/chủ đề: “Hành trình phát triển chuỗi cung ứng dệt may bền vững cùng Bluesign”; Công nghiệp kéo sợi & dệt may 4.0: Chuyển đổi để phát triển bền vững; Giải pháp thúc đẩy doanh nghiệp dệt may chuyển đổi xanh – Phát triển bền vững trong xu thế hội nhập; Dệt may: Xu thế bền vững và chuyển đổi số.

Bạn đang đọc bài viết "Dệt may nỗ lực đổi mới, nâng cấp công nghệ để vượt khó" tại chuyên mục DOANH NHÂN. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về địa chỉ email: dautuforum@gmail.com - phutrachnoidung@gmail.com hoặc liên hệ hotline: 0903 78 12 09.