Đứng đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế
Hậu Giang có vị trí thuộc trung tâm của vùng ĐBSCL là cửa ngõ kết nối giữa các tỉnh Nam sông Hậu, sở hữu hệ thống giao thông kết nối thông suốt giữa tỉnh với các cảng biển, cảng hàng không trong vùng cùng các tuyến đường tỉnh được đầu tư nâng cấp, mở rộng. Phát huy lợi thế, tỉnh không ngừng nỗ lực và gặt hái được nhiều thành tựu.
Năm 2022, Hậu Giang đứng đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đứng thứ 4 cả nước về tăng trưởng kinh tế. Đến quý 1/ 2023, tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh cao nhất nước, đạt mức tăng 12,67%. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 13.884 tỉ đồng, tăng 14,08% so với cùng kỳ và đạt 21,45% kế hoạch.
Nhìn lại năm 2004, sau khi được chia tách từ tỉnh Cần Thơ, Hậu Giang chỉ có hơn 3.000 cơ sở sản xuất công nghiệp và một cụm công nghiệp được thành lập. Đến nay, tỉnh đã có 2 khu công nghiệp, 8 cụm công nghiệp, gần 5.000 cơ sở sản xuất công nghiệp với tổng diện tích hơn 1.000ha
Với quan điểm hành động "2 nhanh": nhanh giải phóng mặt bằng và thủ tục đầu tư; "3 tốt": cơ hội tốt, chính sách tốt, hạ tầng tốt, Hậu Giang đã trở thành tọa độ vàng cho nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước đến đầu tư xây dựng, sản xuất, kinh doanh, xây dựng khu đô thị mới, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội địa phương, có thể kể đến như tập đoàn chế biến thủy sản xuất khẩu Minh Phú, Masan, Vingroup, Lee & Man Việt Nam, Nhà máy nhiệt điện Sông Hậu, tập đoàn Địa ốc Cát Tường, tập đoàn Sao Mai,…
Theo ông Nguyễn Phong Minh, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hậu Giang: Các khu, cụm công nghiệp đã thu hút được 114 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký trên 90.000 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hơn 35.000 lao động. Năm 2022, địa phương này đón nhận thêm 12 dự án, với tổng vốn gần 19.000 tỷ đồng, trong đó có nhiều dự án công nghiệp lớn.
Nhằm chuẩn bị “đất sạch” đón nhà đầu tư, tỉnh Hậu Giang đã đưa vào quy hoạch 10 KCN với diện tích gần 4.000 ha. Song song đó, tỉnh khẩn trương hoàn thiện nâng cấp hệ thống đường bộ để thúc đẩy liên kết vùng, tạo điều kiện cho Hậu Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung tiếp cận với nhà đầu tư. Trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, vùng ĐBSCLsẽ triển khai đầu tư nhiều công trình, dự án trọng điểm như: Tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau; Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng… Đồng thời, đẩy mạnh thiết lập các cảng sông để khai thác ưu thế tự nhiên của tỉnh, thúc đẩy lưu thông hàng hóa qua đường thủy nhằm giảm chi phí logistics.
Công nghiệp tạo nhiều đột phá đưa Hậu Giang trở thành vùng đất lành thu hút người dân từ các địa phương lân cận đổ về an cư lạc nghiệp, kéo theo sự sôi động cho thị trường nhà đất.
Lực đẩy lớn cho thị trường địa ốc tăng trưởng
Ông Nghiêm Xuân Thành, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, 4 trụ cột phát triển của tỉnh thời gian tới là công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch. Bên cạnh nền tảng vững chắc của nông nghiệp, sự đột phá của công nghiệp, du lịch ngày càng khẳng định sức hút, Hậu Giang cũng đang tập trung phát triển hạ tầng đô thị.
Trong những năm qua, tỉnh Hậu Giang tập trung quy hoạch, xúc tiến mời gọi đầu tư phát triển các dự án khu đô thị mới, nhà ở xã hội và bất động sản. Bước đầu, tỉnh đã thu hút được nhiều tập đoàn lớn, có tiềm lực như Vingroup, DIC Corp, Tập đoàn Cát Tường, Công ty TNG Holdings Việt Nam, Tập đoàn Sao Mai,... tham gia đầu tư các dự án tại TP. Vị Thanh, TP. Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ và trung tâm các huyện.
Trong đó, đã có nhiều dự án được triển khai và đưa vào khai thác, góp phần thay đổi diện mạo các đô thị theo hướng xanh, sạch và khang trang hơn, đồng thời thúc đẩy thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh phát triển khá tốt.
Là doanh nghiệp đến Hậu Giang từ rất sớm, những năm qua tập đoàn Địa ốc Cát Tường đã triển khai nhiều dự án nhà ở, khu đô thị, công trình tiện ích cộng đồng phục vụ người dân. Ngay nội khu dự án Cát Tường Western Pearl, chủ đầu tư này đã xây dựng nhiều công viên chủ đề mới lạ, tạo điểm nhấn cho du lịch tỉnh nhà. Mới đây, khu chợ đêm Bến Thành Asia trong khuôn viên dự án Cát Tường Western Pearl vừa đi vào hoạt động cũng đã nhanh chóng trở thành tọa độ check-in, vui chơi, giải trí của người dân địa phương và tỉnh thành lân cận.
Trước sức hút của khu chợ đêm Bến Thành Asia, dự án Cát Tường Western Pearl cũng gia tăng sức nóng khi liên tục nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư gần xa. Chào mừng Đại lễ, đơn vị phát triển dự án Cát Tường Land cho biết khách hàng đến từ ĐBSCL sẽ được tặng ngay sổ tiết kiệm 100 triệu đồng, hơn 20 chỉ vàng SJC cũng nhiều chiết khấu hấp dẫn. Tại sự kiện mở bán dự án 29.4 tới đây, khách hàng sẽ có cơ hội nhận về xe Honda SH mode, xe Air Blade, Xe Honda Vision, Tủ Lạnh, Smart Tivi,…
Bên cạnh Cát Tường Group, tập đoàn Sao Mai cũng đang khẩn trương thúc đẩy các thủ tục để sớm khởi công đầu tư một số dự án phát triển đô thị tại Hậu Giang, như Dự án Khu đô thị Sao Mai tại TP Vị Thanh, Khu dân cư phục vụ Khu công nghiệp Nhơn Nghĩa A tại huyện Châu Thành… Tập đoàn TNG Holdings Vietnam cũng đã hợp tác để phát triển 4 dự án theo định hướng đô thị xanh, đô thị thông minh mà tỉnh đang hướng đến.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Hậu Giang, UBND tỉnh Hậu Giang đã thống nhất phê duyệt danh mục lập quy hoạch với 90 dự án phát triển nhà ở, với diện tích khoảng 2.077 ha. Đến nay, tỉnh đã lựa chọn được chủ đầu tư cho 10 dự án, tiếp tục đăng tải mời gọi đầu tư 8 dự án, 37 dự án đã lập xong đồ án quy hoạch chi tiết, 23 dự án đang khảo sát lập quy hoạch, còn lại 12 dự án sẽ tiếp tục lập quy hoạch.
Theo Chương trình Phát triển đô thị của Hậu Giang, dự kiến đến năm 2030, tỉnh sẽ có 19 đô thị, gồm một thành phố đô thị loại II, một thành phố đô thị loại III, một thị xã đô thị loại III, 4 đô thị loại IV và 12 đô thị loại V.
Với định hướng rõ ràng, tiềm năng tăng trưởng lớn, lựa chọn đầu tư bất động sản tại Hậu Giang giai đoạn này sẽ là nước cờ chắc thắng dành cho giới đầu tư lẫn nhóm khách hàng muốn chọn vùng đất này để an cư lạc nghiệp.
Đông Hoa