Đà Nẵng: Chấn chỉnh việc thất thoát khoáng sản tại dự án tuyến đường vành đai phía Tây

24/11/2024 04:12

Một vụ việc liên quan đến khai thác khoáng sản trái phép tại dự án tuyến đường vành đai phía Tây Đà Nẵng đã khiến nhà thầu phải đưa ra các biện pháp xử lý kỷ luật đối với cá nhân và đơn vị liên quan, nhằm răn đe và đảm bảo công tác quản lý khoáng sản được chặt chẽ hơn.

Thất thoát tài nguyên khoáng sản do chưa hiểu biết và thiếu nhận thức

Ngày 21/11, ông Lê Minh Tuấn, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thành phố Đà Nẵng, đã có văn bản yêu cầu nhà thầu là Tổng công ty xây dựng Trường Sơn và Liên danh tư vấn giám sát dự án Tuyến đường vành đai phía Tây đoạn từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh – giai đoạn 1, khẩn trương khắc phục, chấn chỉnh công tác quản lý thi công, tiếp tục phối hợp với các chính quyền địa phương để tăng cường công tác quản lý, giám sát, tránh xảy ra tình trạng vận chuyển đất không đúng quy định.

Clip: Vi phạm múc đất tại dự án Tuyến đường vành đai phía Tây đoạn từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh – giai đoạn 1 vừa bị phát hiện. 

Theo Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư xây dựng ECC, dự án này đã thông xe nhưng chưa bàn giao đưa vào khai thác sử dụng do trên công trường các đơn vị thi công vẫn còn đang thi công và hoàn thiện một số hạng mục dở dang theo hồ sơ thiết kế được duyệt. Trong đó, tại đoạn Km12+600, có một số hạng mục Nhà thầu đang triển khai hoàn thiện như san gạt, lu lèn phần lề, thi công đào mái taluy...

Vào 10h30 ngày 1/11, trong quá trình thi công đã có một số cá nhân do chưa hiểu biết và thiếu nhận thức về việc quản lý làm gây thất thoát tài nguyên khoáng sản. Tài xế xe múc tự ý xúc 2 xe đất dư thừa cho người dân vận chuyển đưa đến nơi khác. Việc sai phạm này là do cá nhân tự ý làm và không có sự chỉ đạo nào từ cấp trên.

Tư vấn giám sát đã yêu cầu Nhà thầu chấn chỉnh, quán triệt các đơn vị thi công và chấp hành nghiêm túc việc sử dụng tài nguyên khoáng sản đúng quy định tại dự án.

Trong khi đó, theo phía Công ty Cổ phần Trường Sơn 532 nhà thầu thi công dự án, đã có biện pháp xử lý kỷ luật đối với Xí nghiệp 321, đơn vị thi công dự án. Công ty cũng đã tiến hành xử lý kỷ luật đối với nhân viên lái xe múc H.V.C., người có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm.

Quá trình thi công, Xí nghiệp 321 đã điều động máy xúc do ông H.V.C. lái để thực hiện các công việc như đục đá thi công rãnh thấm và dọn đất sửa chữa vỉa hè. Tuy nhiên, trong khi thi công, ông H.V.C. đã "xúc đất cho người dân", dẫn đến vi phạm khi đất bị mang đi nơi khác.

Theo đó, Xí nghiệp 321 đã thiếu trách nhiệm trong công tác giám sát và quản lý xe tại công trình, dẫn đến sự việc trên. Riêng với cá nhân ông H.V.C., người lái xe múc, đã có hành vi vi phạm quy chế sử dụng xe máy, thiết bị và vật tư nhiên liệu. Vì vậy, công ty đã quyết định khiển trách Xí nghiệp 321 và cảnh cáo ông H.V.C.

Tăng cường giám sát công tác khai thác khoáng sản tại các khu vực có dự án

Cùng ngày, theo thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Hồng An, Phó Giám đốc Sở, đã chỉ đạo UBND các quận, huyện tăng cường giám sát công tác khai thác khoáng sản tại các khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình.

Mục tiêu là bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn ngừa tình trạng khai thác trái phép gây ảnh hưởng đến môi trường và phát triển bền vững của thành phố.

Theo ông An, trong thời gian qua, UBND các quận, huyện đã hợp tác chặt chẽ với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác quản lý khoáng sản. Công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác luôn được các địa phương chú trọng và triển khai thực hiện nghiêm túc.

Dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Logistics tại huyện Hòa Vang sẽ tiến hành vận chuyển hơn 1 triệu m3 đất dư thừa ra khỏi khu vực thi công.

Dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm Dịch vụ Logistics tại huyện Hòa Vang sẽ tiến hành vận chuyển hơn 1 triệu m3 đất dư thừa ra khỏi khu vực thi công.

Tuy nhiên, để tăng cường hiệu quả trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm về khai thác khoáng sản tại các khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình, Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu các địa phương giám sát chặt chẽ, đặc biệt đối với việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (như đất, đá) trong phạm vi các dự án đầu tư xây dựng.

Theo đó, các tổ chức, cá nhân không được phép khai thác khoáng sản nếu chưa được cấp giấy phép khai thác khoáng sản từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc vận chuyển, san lấp hay tiêu thụ khoáng sản ngoài phạm vi đất của dự án đầu tư mà không có giấy phép là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định. 

Đà Nẵng lần đầu tổ chức Lễ hội Giáng sinh, Chào năm mới liên tiếp 20 ngàyChuyển đổi số ngành giáo dục Đà Nẵng: Giáo viên sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề then chốtNgười dân khổ sở với tiếng ồn đêm khuya tại "phố nhậu" mới nổi ở Đà Nẵng

Đặc biệt, đối với những đất thừa phát sinh trong quá trình thi công các dự án ngoài ngân sách, ông An đề nghị UBND các quận, huyện phối hợp với Sở Xây dựng và các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án của thành phố để hướng dẫn và đề xuất UBND thành phố có phương án điều phối, từ đó làm cơ sở để cấp phép khai thác khoáng sản.

Việc siết chặt công tác giám sát khai thác khoáng sản này không chỉ nhằm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mà còn góp phần vào việc đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố Đà Nẵng, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường và đời

Bạn đang đọc bài viết "Đà Nẵng: Chấn chỉnh việc thất thoát khoáng sản tại dự án tuyến đường vành đai phía Tây" tại chuyên mục THƯƠNG TRƯỜNG. Mọi thông tin phản hồi, góp ý xin gửi về địa chỉ email: phutrachnoidung@gmail.com hoặc liên hệ hotline: 0903 78 12 09.