Bất động sản Tây Hồ sẽ như thế nào trong tương lai?

Sức hút của bất động sản quận Tây Hồ không chỉ xuất phát từ yếu tố lịch sử, văn hoá có sẵn hay từ những “chắp bút” của kiến trúc sư cho bản quy hoạch mới của Thủ đô. Bước đột phá ngoạn mục của bất động sản Tây Hồ phải kể đến điểm nhấn về hạ tầng, đưa khu vực này trở thành “thỏi nam châm” thu hút giới thượng lưu và các nhà đầu tư gạo cội.

Đi tìm đôi cánh bất động sản

Hơn chục năm trước, khu vực phía Tây Hà Nội còn là vùng hoang vu, ít ánh đèn đường. Thế nhưng, nhờ sự thăng cấp về hạ tầng, diện mạo phía Tây của ngày hôm nay đã trở nên năng động, hiện đại hơn với nhiều khu dân cư đông đúc, dịch vụ sầm uất, rực rỡ ánh đèn, nhộn nhịp ngày đêm.

Điểm nhấn cho sự thay đổi của khu vực này phải kể đến thời điểm tháng 7/2011, khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó, phía Tây được quy hoạch thành trung tâm hành chính, thương mại quốc gia mới. Các tuyến đường đại lộ, vành đai thông xe thiết lập một mạng lưới giao thông siêu kết nối. Các dự án trọng điểm như đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, buýt nhanh BRT... được đặt ở khu phía Tây. Không lâu sau khi Trung tâm Hội nghị Quốc gia và Khu liên hợp Thể thao Quốc gia đi vào hoạt động, nhiều bộ, ngành cùng hàng nghìn doanh nghiệp lớn, nhỏ trong nước và quốc tế cũng “Tây tiến”.

“Tấm áo mới” về hạ tầng được khoác lên phía Tây Hà Nội giúp bất động sản khu Tây trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Một báo cáo của Savills cho biết, trong năm 2022 có khoảng 4.000 căn hộ được tung ra thị trường, trong đó phía Tây chiếm 65% tổng nguồn cung. Số liệu nghiên cứu từ CBRE cũng cho thấy thị trường khu Tây là không chỉ là nơi tập trung nguồn cung căn hộ lớn nhất mà còn dẫn đầu về tính thanh khoản.

Bước tiến của khu Tây Hà Nội mang lại kỳ vọng cho nhiều khu vực khác trên địa bàn Thủ đô, trong đó có quận Tây Hồ. Sở hữu nhiều lợi thế có sẵn hơn khu Tây Hà Nội và các khu vực khác, được thiên nhiên ưu ái với diện tích mặt nước sông hồ lớn, trong đó Hồ Tây được ví như “lá phổi xanh của thành phố”, có sông Hồng, các làng hoa, làng nghề truyền thống cùng nhiều khu dân cư sinh sống lâu đời, quận Tây Hồ mang dáng dấp đặc trưng của Hà Nội và là thế đất tốt lành thu hút cư dân đến an cư, lập nghiệp.

1-1687852975.jpg

Quận Tây Hồ được quy hoạch phát triển theo hình thức đa trung tâm, đa tiện ích. Ảnh: Pinterest

Chính vì thế, giữa ồn ào và xô bồ của Thủ đô, quận Tây Hồ từ lâu đã trở thành điểm hẹn của cộng đồng tinh hoa, người nước ngoài tìm đến an cư và hưởng thụ chất sống tinh tế. Để chuẩn bị cho việc nâng tầm vị thế bất động sản trên địa bàn, nhiều năm qua quận Tây Hồ đã thực hiện nhiều kế hoạch, trong đó có việc đầu tư vào hệ thống hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội, tạo nên hành lang kết nối xuyên suốt với các khu vực khác trên địa bàn Hà Nội.

Vươn mình mạnh mẽ nhờ hạ tầng

Theo chủ trương đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, quận Tây Hồ sẽ đón hàng loạt trụ sở bộ, ban ngành, đại sứ quán các quốc gia và văn phòng của nhiều doanh nghiệp. Các tổ hợp vui chơi giải trí lớn như Lotte Mega Mall, khách sạn 5 sao Shilla sau khi đi vào hoạt động cũng sẽ khiến Tây Hồ trở nên ngày càng sôi động, hiện đại hơn.
Ngoài công trình cầu Nhật Tân, tuyến đường Võ Chí Công đã hoàn thành và đưa vào sử dụng giúp quận Tây Hồ trở thành cửa ngõ phía Tây Bắc Thủ đô, kết nối trung tâm thành phố với Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và các tỉnh phía bắc, hạ tầng Tây Hồ còn được đầu tư đồng bộ nhiều tuyến đường, giúp diện mạo đô thị khang trang hơn.

Bên cạnh đó, hạ tầng giao thông quận Tây Hồ còn được đầu tư bài bản với các tuyến trung tâm như tuyến đường vành đai 2,5 đoạn Nguyễn Văn Huyên chạy xuyên qua khu đô thị Tây Hồ Tây thông qua một cây cầu vượt trị giá hơn 500 tỷ đồng được hoàn thành tháng 9/2020. Song song với tuyến đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài là tuyến vành đai 2 với trục đường Võ Chí Công - cầu Nhật Tân, giúp thời gian di chuyển từ cầu Nhật Tân đến Cầu Giấy chỉ còn một nửa. Ngoài ra, đường Hoàng Minh Thảo vốn là một phần của tuyến Tây Thăng Long (kéo dài tới Sơn Tây) cũng được thông xe. Ngoài ý nghĩa là trục chính đô thị, hiện đường Hoàng Minh Thảo còn đóng vai trò kết nối 3 tuyến vành đai có lưu lượng đông bậc nhất Hà Nội là vành đai 2, vành đai 2,5 và vành đai 3.

2-1687853135.jpg

Tuyến đường Vành đai 2 chạy thẳng từ cầu Nhật Tân về Thủ đô đi qua quận Tây Hồ giúp giảm tải áp lực giao thông đáng kể cho các dự án trên địa bàn. Nguồn: 24h

Cùng với hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội trên địa bàn quận Tây Hồ cũng được đầu tư phát triển đồng bộ, hiện đại và đẳng cấp với rất nhiều tiện ích sống cao cấp bao gồm hệ thống giáo dục quốc tế như trường mầm non quốc tế Hanoi Kindergarten, trường song ngữ quốc tế Hanoi Academy, trường quốc tế Liên Hợp Quốc Hà Nội. Hệ thống y tế phát triển với các bệnh viện lớn: Bệnh viện Tim Hà Nội 2, bệnh viện đa khoa Kwang Myung, bệnh viện đa khoa Medlatec, bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc, bệnh viện Asvelis Veterinary, phòng khám Raffles Medical Hanoi…

Ngoài ra, cư dân còn có thể vui chơi, mua sắm, trải nghiệm ẩm thực tại nhiều trung tâm thương mại, đặc biệt là Lotte Mall Hà Nội – trung tâm thương mại lớn nhất Hà Nội chuẩn bị đi vào hoạt động. Sự xuất hiện của các trung tâm thương mại giúp bổ sung, hoàn thiện hệ thống tiện ích dịch vụ, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, từ đó gia tăng sức hút cho mảnh đất giàu tiềm năng này.

Với quy luật “hạ tầng đi trước, bất động sản cất bước theo sau”, thị trường bất động sản Tây Hồ với lực đẩy từ hạ tầng sẽ tiếp tục bứt phá mạnh mẽ, trở thành điểm sáng nổi bật, bền vững trên bản đồ an cư và đầu tư của Thủ đô.

Nếu như cách đây gần 30 năm về trước, Tây Hồ còn mang dáng dấp của một vùng trầm tích văn hoá với các làng nghề truyền thống đặc trưng thì nay diện mạo của vùng đất “địa linh nhân kiệt” này là những khu mua sắm tấp nập, những điểm đến vui chơi, du lịch thu hút. Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp trong và ngoài nước cũng đổ dồn về đây khiến cộng đồng khu vực Tây Hồ thêm đa dạng.

Với quan niệm từ xưa đến nay yếu tố “Nhất cận thị, nhị cận giang, tam cận lộ” nói lên sự đắc địa của từng thế đất. Các dự án trên địa bàn quận Tây Hồ hội tụ đủ thế chân kiềng vững chãi nhờ: hạ tầng được đầu tư đồng bộ, gần kề hồ Tây lịch sử cùng tinh hoa văn hóa lâu đời và hưởng lợi từ chuỗi tiện ích quy mô, đẳng cấp của đại trung tâm thương mại Lotte Mall Hanoi (đối diện KĐT Nam Thăng Long) hứa hẹn khả năng sinh lời cao, vì đó sẽ là nơi đáng sống bậc nhất Thủ đô.

Nổi bật trong số các dự án hiếm hoi đó, kế thừa những giá trị xa hoa của KĐT Nam Thăng Long phú quý bậc nhất Hà Thành, phát huy những tinh hoa văn lâu đời, đón trọn những rực rỡ, sôi động của một đô thị hiện đại, KITA Capital mang đậm hơi thở của sự thịnh vượng cùng những thụ hưởng viên mãn.

3-1687853616.jpg

Khu phức hợp đẳng cấp KITA Capital (Ảnh: KITA Group)

KITA Capital là khu phức hợp đẳng cấp với quần thể các phân khu biệt thự bề thế, shophouse sầm uất cùng điểm nhấn là các tòa tháp cao tầng thương mại - dịch vụ - văn phòng và căn hộ cao cấp. Mỗi phân khu mang một sắc màu độc đáo, riêng biệt, tạo nên bức tranh rực rỡ, tràn ngập ánh hào quang nơi vùng đất linh khí nghìn năm hội tụ.

Link nội dung: https://dautuforum.vn/bat-dong-san-tay-ho-se-nhu-the-nao-trong-tuong-lai-150182.html